Điều hòa cảm giác

Rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ tự kỷ là một điều kiện sinh lý thần kinh mà theo đó các thông tin đầu vào từ các cơ quan cảm giác như: xúc giác (sờ chạm), tiền đình (thăng bằng), cảm thụ bản thể (cảm nhận cơ thể), thị giác (nhìn), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm) của trẻ không được xử lý một cách chính xác bởi sự rối loạn phát triển thần kinh. Các cảm giác bên trong cơ thể không được bộ não tiếp nhận, tổ chức, giải mã hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.

Vậy nên trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác sẽ không thể nhận thức được như bình thường, khi xử lý cảm giác kém trẻ sẽ ít tập trung, có thể có phản ứng quá mức, luôn chuyển động, tăng động, không điều chỉnh tốt thông tin đầu vào đặc biệt là về tiền đình. Chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện bất thường về việc rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ, chẳng hạn như trẻ hay leo trèo, chạy nhảy liên tục, thường xuyên tạo âm thanh, la hét, tìm kiếm các kích thích cảm giác. Hoặc trẻ có thể cảm thấy không an toàn về trọng lực và sự va chạm, chúng có thể liên tục chuyển động để tìm trung tâm của trọng lực, chúng có thể thèm được quay, có thể lẩn tránh hoặc thèm được va chạm nên chúng luôn muốn ở trạng thái chuyển động. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động hằng ngày và hoạt động học tập của trẻ, do đó những trẻ mắc chứng rối loạn cảm giác rất cần có những sự can thiệp nhanh chóng và kịp thời.

Tại trung tâm Sfora, chúng tôi sẽ mang đến những lớp học giúp điều trị rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ tự kỷ một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, trung tâm áp dụng nhiều phương pháp can thiệp tiên tiến, khoa học cũng như xây dựng nên chương trình học dựa trên chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt.

Một số hoạt động được tổ chức nhằm giúp các con điều chỉnh cảm giác liên quan đến tiền đình và vận động chẳng hạn như các bài tập về hoạt động giữ thăng bằng, nhảy cao tại chỗ, nhảy lò cò, các trò chơi xoay tròn, ngồi, nằm hoặc lăn mình trên bóng to,... Đặc biệt, các bộ môn thể thao như đi bộ, chạy, bơi lội cũng được cho là có hiệu quả trong việc điều chỉnh các rối loạn thần kinh về vận động gây ra ở trẻ em mắc chứng tự kỷ. Bên cạnh đó, các hoạt động về điều hòa thị giác, thính giác cũng được trung tâm đặc biệt chú trọng, các thầy cô giáo sẽ hướng dẫn các em tham gia vào các hoạt động như vẽ tranh, chơi trò chơi có sử dụng ánh chiếu sáng và các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ,… để kích thích thị giác của con tập trung hơn. Hay việc lắc lư, chuyển động theo nhịp điệu nhạc vào những giờ học âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị thính giác cho trẻ. Và ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như điều hòa xúc giác nhằm nâng cao khả năng nhận biết xúc giác cho con, con có thể sử dụng đất nặn, cát, bột màu và sử dụng các ngón tay để tạo hình nên các đồ vật giúp các con dần có cảm giác khi tiếp xúc với các vật,...

Tuy nhiên để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất thì quá trình điều trị chứng rối loạn cảm giác đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều đến từ phía phụ huynh, giáo viên, và đặc biệt là bản thân trẻ. Hãy thật kiên trì với các bài tập điều hoà cảm giác hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện dần các khó khăn, và cân bằng dần các giác quan của cơ thể để trẻ sớm có thể tái hòa nhập với cộng đồng.

Chương trình - Sfora Hà Đông

Kỹ năng cá nhân

Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách .

Kỹ năng làm việc

Trẻ tự kỷ rất khó để học và làm việc bằng cách bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm gì và hoàn thiện nó như thế nào. Vậy nên, hỗ trợ trẻ khi cần là việc quan trọng và xuyên suốt trong việc đào tạo kỹ năng này.

Kỹ năng xã hội

Đào tạo kỹ năng này giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.

0983 110 708