Vận động

"Sao con tôi thông minh vậy mà không biết điều tiết lời nói ?"

"Tại sao con tôi lại ích kỷ khi chơi với bạn bè?”

“Tại sao con lại có hành vi cư xử lỗ mãng với bạn bè ?”

Bạn có thể đã tự đặt câu hỏi cho mình khi quan sát một đứa trẻ tự kỷ cố gắng tương tác, kết nối với bạn bè. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng biện minh cho con mình là chỉ sự mất cân bằng về mức độ kỹ năng này mà không biết rằng con mình có thể bị tự kỷ và thiếu mất những kỹ năng xã hội.

Theo DSM-5 định nghĩa khuyết tật kỹ năng xã hội ở trẻ tự kỷ là không nhạy cảm, không thể di chuyển, không thể chia sẻ , bày tỏ cảm xúc và sở thích của mình với người khác và không thể bắt đầu cuộc trò chuyện hoặc cách trò chuyện và trả lời trong tương tác xã hội rất khác thường. Trẻ tự kỷ luôn thể hiện “khiếm khuyết về các kỹ năng xã hội” thông qua cử chỉ, hành vi, lời nói . Như thế rất khó để các con thiết lập và duy trì các mối quan hệ bạn bè, và không thể thay đổi hành vi theo yêu cầu của mọi người ... thiếu khả năng giao tiếp xã hội, không quan tâm đến hoạt động nhóm…Và khó có thể giải quyết mâu thuẫn dẫn đến dễ bị những người khác bắt nạt và bị cô lập.

Nếu không can thiệp sớm trẻ sẽ biểu hiện rõ ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi cụ thể là mức độ quan tâm, gần gũi, bày tỏ cảm xúc của trẻ ngày càng giảm. Không có phản hồi khi ai đó gọi tên mình. Trốn tránh việc tiếp xúc bằng mắt với mọi người. Thích chơi một mình và chỉ muốn ở một mình. Không muốn chia sẻ sở thích của mình với người khác. Nét mặt phẳng lặng, chán nản hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Khó hiểu cảm xúc của người khác hoặc bày tỏ cảm xúc của chính họ từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống về sau. Vì thế ở độ tuổi này các con cần bố mẹ để ý để sớm về hành vi, cảm xúc của để có những phương pháp can thiệp đặc biệt là can thiệp các kỹ năng xã hội cho các con.

Thực sự các bé tự kỷ khi học các kỹ năng xã hội sẽ cảm thấy khó khăn, bối rối và càng thu mình lại thế nên cần phải có những phương pháp riêng biệt và sự kiên nhẫn cho các con. Đến với Sfora Hà Đông các thầy cô hướng dẫn các con theo một mô hình chia nhỏ, giải thích tỉ mỉ cho các con từng vấn đề để các con có thể hiểu được. Đặc biệt sẽ không có các hành vi bắt ép mà sẽ khiến cho các con cảm thấy thoải mái trong giờ học. Các bé khi trải qua các lớp kỹ năng xã hội ở Sfora Hà Đông thực sự đã có những thay đổi tích cực. Để làm được điều đó, trường đã nghiên cứu rất nhiều năm để mở ra cho các con các lớp kỹ năng xã hội với giáo trình đặc biệt như đi chợ, đi siêu thị, chọn đồ, tìm đồ, chờ đợi được thanh toán và nhận biết mặt tiền. Các con sẽ tăng dần các kỹ năng tương tác xã hội, tăng khả năng nhận biết mọi đồ vật, biết được thứ tự luân phiên và tăng kỹ năng giao tiếp với mọi người như có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể của người đối diện, biết điều chỉnh tông giọng, ngữ điệu, có nhiều từ vựng để bày tỏ cảm xúc một cách đa dạng. Từ đó các con sẽ có được kỹ năng để kết bạn, mạnh dạn trả lời câu hỏi và giao lưu nhiều với mọi người, có thể phát triển được khả năng chọn bạn, biết san sẻ, yêu thương bạn bè.

 

Chương trình - Sfora Hà Đông

Kỹ năng cá nhân

Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách .

Kỹ năng làm việc

Trẻ tự kỷ rất khó để học và làm việc bằng cách bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm gì và hoàn thiện nó như thế nào. Vậy nên, hỗ trợ trẻ khi cần là việc quan trọng và xuyên suốt trong việc đào tạo kỹ năng này.

Kỹ năng xã hội

Đào tạo kỹ năng này giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.

0983 110 708